Quay lại

Quảng cáo gây nhầm lẫn là gì?

Thanh Kudo dots

Dec 18, 2023 (7 tháng)

Hiện nay, quảng cáo gây nhầm lẫn đang là một trong những nhức nhối dẫn đến những hiểu lầm thậm chí sai lệch trong suy nghĩ của khách hàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1. Đôi nét khái quát về quảng cáo gây nhầm lẫn

Để dễ hình dung hơn, có thể lấy ví dụ, một quảng cáo kem chống nắng có thể gây nhầm lẫn cho người dùng khi nói nó có thể bảo vệ da khỏi 100% tác hại từ tia cực tím. Tuy nhiên trên thực tế, không có một loại kem chống nắng nào có thể bảo vệ da khỏi 100% tác hại từ tia cực tím. Chính việc quảng cáo quá đà sẽ gây nhầm lẫn cho người dùng về tính năng và hiệu quả của sản phẩm.

QUANG-CAO-GAY-NHAM-LAN

Cho nên, nếu quảng cáo sử dụng từ ngữ hoặc hình ảnh không chính xác có thể để lại ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng nhưng nó sẽ gây ra sự hiểu lầm không đáng có về tính chất cũng như chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo.

2. Sự việc quảng cáo gây nhầm lẫn dẫn đến việc phạt tiền

Trên thực tế, việc quảng cáo gây nhầm lẫn xảy ra tại Việt Nam vô cùng phổ biến. Đặc biệt với những lĩnh vực như thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm, thời trang, du lịch, đồ gia dụng và bất động sản.

Trong tháng 3/2023, có hai khách sạn tại Nha Trang đã bị phạt tiền vì quảng cáo sai sự thật về chất lượng dịch vụ và khách sạn của mình đạt chuẩn 2 sao nhưng thực tế thì không có giấy phép kinh doanh. Cũng trong tháng 3/2023, Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế đã cảnh báo tình trạng quảng cáo sai sự thật và không đúng quy định các thực phẩm chức năng trên thị trường với những lời “có cánh” như “không tác dụng phụ”, “chữa bệnh hiệu quả”, “giảm đau nhanh”,... mà không có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh và không có giấy phép kinh doanh.

Trước đó cũng xảy ra nhiều trường hợp tương tự về quảng cáo gây nhầm lẫn cho khách hàng. Chẳng hạn vụ việc vào năm 2019, khi một số sản phẩm gắn mác “made in Vietnam” nhưng thực tế lại được sản xuất ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Hay nhiều trường hợp các slogan quảng cáo gây nhầm lẫn khác như “trắng hơn chỉ với một lần sử dụng”, “tự nhiên 100%”, “nước ép trái cây tươi 100%”,... .

Nhìn chung, tất cả những quảng cáo dạng này thường không chính xác hoặc quảng cáo không liên quan đến sản phẩm. Và điều đó dẫn đến việc khách hàng dễ bị lừa và mua phải sản phẩm không phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

3. Nhận diện những loại quảng cáo gây nhầm lẫn 

Có thể thấy, quảng cáo gây nhầm lẫn với những chiêu trò được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau từ slogan đến hình ảnh hoặc video. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bao gồm:

- Slogan hoặc thông điệp quảng cáo vượt quá phạm vi hoặc khả năng của sản phẩm và sử dụng những lời lẽ hoa mỹ.

- Hình ảnh hoặc video quảng cáo hoàn toàn không phù hợp hoặc không liên quan đến sản phẩm.

- Thông tin quảng cáo thiếu sự rõ ràng, không đầy đủ hoặc thiếu chính xác.

- Các thông tin quảng cáo đi ngược lại với thông tin mà đơn vị cung cấp khác đang sở hữu.

- Nhà quảng cáo thiếu sự minh bạch trong việc cung cấp đầy đủ thông tin, nội dung về sản phẩm.

Ngoài ra, để có thể nhận diện quảng cáo gây nhầm lẫn đòi hỏi người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về quảng cáo và cẩn trọng khi tiếp cận với nó. Nếu có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào, người tiêu dùng cần thực sự phải thận trọng và tìm hiểu kỹ hơn trước khi quyết định mua sắm.

4. Quảng cáo gây nhầm lẫn sẽ phải đối diện trách nhiệm pháp lý như thế nào?

Theo luật pháp, nếu một sản phẩm được quảng cáo không đúng quy định và sai sự thật, người tiêu dùng có thể hoàn toàn khiếu nại và yêu cầu bồi thường từ nhà sản xuất hoặc đơn vị quảng cáo. Đồng thời, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo sẽ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện theo quy định tại điều 13 luật Quảng cáo năm 2012.

QUANG-CAO-GAY-NHAM-LAN-1

QUANG-CAO-GAY-NHAM-LAN-2 

QUANG-CAO-GAY-NHAM-LAN-3

5. Các biện pháp xử lý vi phạm

Có thể nói tùy vào tính chất và mức độ hành vi của cá nhân, tổ chức mà mức phạt hành chính tối đa trong lĩnh vực quảng cáo sẽ khoảng 100.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 200.000.000 đồng (đối với tổ chức) được quy định tại Điều 33 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, nếu hành vi tái phạm, cá nhân hoặc tổ chức sẽ phải đối diện với biện pháp xử lý hình sự.

QUANG-CAO-GAY-NHAM-LAN-4

6. Tạm kết

Qua bài viết trên, có thể nói, để tránh việc quảng cáo gây nhầm lẫn, người tiêu dùng cần phải cập nhật thông tin và thường xuyên đánh giá một cách khách quan nhất trước khi quyết định mua dịch vụ hoặc sản phẩm. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của người dùng trước đó hoặc tự xem xét đánh giá và bình luận của khách hàng hoặc tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên các website uy tín hoặc các tổ chức độc lập.

Ngoài ra, người dùng nên chú ý những tít quảng cáo quá lời, thần thánh hoá như “siêu phẩm”, “có kết quả ngay”, “tốt nhất”,... Và cuối cùng, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực đó hoặc các bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

-------------------------------------

FHM Việt Nam

Affordable Digital Solution

Hotline: 0977 914 444 - 0327 900 540

Website: fhmvietnam.com

Trụ sở: Số 212, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh: Phòng L17-11, Tầng 17, Vincom Center, 45A Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Benefit

Nguyễn Xuân Tú

Tôi là Xuân Tú, hiện đang là CEO của Công ty TNHH dịch vụ truyền thông FHM Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm thực chiến về những dự án liên quan đến Digital Marketing, tôi mong rằng sẽ được đồng hành cùng mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong việc tạo dựng thương hiệu mạnh hay tăng doanh thu bán hàng trên mọi nền tảng."

planet
planet
planet

Bạn vẫn chưa lựa chọn được đối tác phù hợp?

Đừng lo lắng! Hãy để FHM Agency giúp bạn nâng tầm thương hiệu.

bg