Quay lại

Báo cáo xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Thanh Kudo dots

Dec 18, 2023 (7 tháng)

Sau đây chúng tôi xin được tóm tắt báo cáo nghiên cứu thị trường của đơn vị Cimigo về xu hướng tiêu dùng của người Việt trong năm 2023. Cimigo đã theo sát và đánh giá xu hướng và kỳ vọng của người tiêu dùng Việt trong các lĩnh vực về kinh tế, đời sống và xã hội.

Báo cáo xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam năm 2023

Bài báo cáo chỉ ra 9 nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng trong thập kỷ tới tại Việt Nam, cụ thể:

1. Dân số người đi làm thay đổi, dân số lao động tăng lên và tỷ lệ nhóm phụ thuộc xuống thấp

Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước tại khu vực châu Á có nguồn lao động dồi dào. Vào năm 2022, theo khảo sát, có đến 62% dân số là người đi làm trong độ tuổi từ 20 đến 39 tuổi. Khoảng 88% phụ nữ đi làm trong độ tuổi từ 20 đến 64 tuổi. Và nhóm phụ thuộc giảm xuống còn 0.7 trên mỗi người có việc làm. Điều này mang lại cho nền kinh tế quốc dân GDP một sự thúc đẩy rất lớn.

Theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam cũng sở hữu lực lượng lao động tương đối trẻ. Trong năm 2022, 51% nhóm người lao động trong độ tuổi từ 20 đến 39 tuổi. Thu nhập tối thiểu hằng tháng trong năm 2023 ở Sài Gòn là 200 đô la Mỹ, bằng khoảng 60% mức tối thiểu ở Quảng Châu (Trung Quốc) là 332 đô la Mỹ.

2. Tăng trưởng GDP bình quân 5.9% trong một thập kỷ qua

Trong năm 2023, các nhà kinh tế dự đoán GDP đạt được 6.3% với mức bình quân đầu người là USD $4,104. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8% trong năm 2022, thu hút thặng dư thương mại lành mạnh, tạo ra 1,700,000 việc làm mới và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa khá lớn, thị trường vẫn đâu đó tiềm ẩn rủi ro và niềm tin kinh doanh có phần giảm sút. Thế nhưng, các nhà khảo sát vẫn kỳ vọng vào sự tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2023 đạt 6.3%.

3. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đầu tư (Ngành sản xuất chiếm 25% GDP)

Hiện tại, Việt Nam đang dẫn đầu bảng xếp hạng về tính liên kết thương mại toàn cầu. Trong năm 2022, tỷ lệ kết nối toàn cầu là 180%, sản xuất chậm lại trong quý 4 năm 2022 nhưng được kỳ vọng tăng trưởng trở lại trong tháng 2 năm 2023. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu tích cực cho ngành sản xuất với số lượng đặt hàng trong 3 tháng đầu năm tăng cao. Cùng với đó là sự mở cửa lại nền kinh tế ở Trung Quốc cũng là yếu tố khác hỗ trợ việc tăng trưởng.

4. Tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ bán lẻ chiếm 55% GDP 

Trong năm 2021, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá và các dịch vụ bán lẻ tăng mạnh 20% so với năm 2019. Theo khảo sát, có đến 9.071 cửa hàng trên toàn quốc đang kinh doanh theo mô hình bán hàng hiện đại. Cụ thể, số lượng cửa hàng năm 2021 như sau:

- Siêu thị nhỏ giảm -20%

- Cửa hàng tiện lợi giữ nguyên

- Siêu thị tăng +25%

- Nhà thuốc tăng +48%

Một phần qua đại dịch COVID-19, sàn thương mại điện tử tăng doanh thu lên nhanh chóng khoảng 60%. Tỷ trọng doanh thu năm 2022 thì thấp hơn với 7.3%; tuy nhiên, doanh số bán lẻ đã tăng lên 1 tỷ USD.

XU-HUONG-TIEU-DUNG-2023

5. Du lịch nội địa bù đắp cho du lịch quốc tế

Sau đại dịch, trong năm 2022 chỉ có 3% khách du lịch là người nước ngoài. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, du lịch trong nước đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ và góp phần củng cố cho nền kinh tế.

6. Nền kinh tế Internet đã đạt 23 tỷ USD

Theo báo cáo, trong năm 2022, số lượng người trưởng thành có điện thoại thông minh chiếm 97% và 79% người truy cập Internet. Nền kinh tế Internet đạt 23 tỷ đô la Mỹ chiếm 5.7% GDP. Trong đó, mua sắm trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn nhất với 60%, tiếp đến là quảng cáo, phương tiện, trò chơi ở mức 18%, dịch vụ xe công nghệ và giao độ ăn 13% và du lịch trực tuyến ở mức 9%. Mức độ chi tiêu của người tiêu dùng và mức tăng trưởng cao sẽ là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi nhanh chóng các hành vi của người tiêu dùng Việt Nam.

7. Hộ gia đình Việt Nam tăng trưởng tài chính

Năm 2022, theo khảo sát có 15,386,852 hộ gia đình có thu nhập trên 644 đô la Mỹ (15,000,000 triệu đồng) mỗi tháng. Chưa kể:

- Trong 5 năm tăng 250% với 7 tỷ phú.

- Tăng 424% trong 5 năm với 1,416 giá trị ròng cao.

- Tăng 262% trong 5 năm với 79,672 triệu phú. 

- Tăng 378% trong 5 năm với 5,914,003 hộ gia đình.

- Tăng 67% trong 5 năm với 13,261,027 hộ gia đình.

8. Hệ sinh thái tài chính liên tục hỗ trợ

Hiện nay, chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tiếp tục thay đổi hình thái của kiểu ngân hàng bán lẻ. Để đạt được thành công, việc cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng và hệ sinh thái của sản phẩm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

9. Sự ổn định về chính trị và việc quản lý hệ sinh thái tài nguyên

Ở Việt Nam, tình hình chính trị khá ổn định so với các quốc gia khác trong khu vực. Đặc biệt việc quản lý hệ sinh thái tài nguyên cho đất nước trong nhiều năm trở lại đây vẫn có một số ảnh hưởng chặt chẽ từ nước ngoài.

-------------------------------------

FHM Việt Nam

Affordable Digital Solution

Hotline: 0977 914 444 - 0327 900 540

Website: fhmvietnam.com

Trụ sở: Số 212, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh: Phòng L17-11, Tầng 17, Vincom Center, 45A Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Benefit

Nguyễn Xuân Tú

Tôi là Xuân Tú, hiện đang là CEO của Công ty TNHH dịch vụ truyền thông FHM Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm thực chiến về những dự án liên quan đến Digital Marketing, tôi mong rằng sẽ được đồng hành cùng mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong việc tạo dựng thương hiệu mạnh hay tăng doanh thu bán hàng trên mọi nền tảng."

planet
planet
planet

Bạn vẫn chưa lựa chọn được đối tác phù hợp?

Đừng lo lắng! Hãy để FHM Agency giúp bạn nâng tầm thương hiệu.

bg