Quay lại

GDP của Việt Nam đạt 6.3% trong năm 2023

Thanh Kudo dots

Dec 18, 2023 (7 tháng)

Trên cơ sở kết quả tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2023, các tổ chức quốc tế đã đưa ra một số dự báo về mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 là 6.3%. Vậy thực chất quy mô GDP của Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào vào năm 2023? Hãy cùng FHM Việt Nam đưa ra các sự đoán mới nhất ngay trong bài viết này nhé.

1. Nền kinh tế Việt Nam chắc chắn vượt kỳ vọng so với năm 2022

Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến sẽ ​​đạt 6,3% vào năm 2023. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng được 8% trong năm 2022, từ đó tạo tiền đề thu hút thặng dư thương mại lành mạnh. Chi tiêu FDI tiếp tục tăng và tạo ra được 1,7 triệu việc làm mới.

Trong quý 4 năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng với lạm phát cả năm là 3,15%. Doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cũng tăng lên 19,8%, con số này cao hơn nhiều so với mức trước COVID-19.

Nhu cầu trong nước hiện nay được đánh giá là rất mạnh, nhưng thị trường vẫn sẽ tiềm ẩn rủi ro và niềm tin doanh nghiệp (trái với niềm tin của người tiêu dùng) giảm nhẹ. Tuy nhiên, FHM Việt Nam cũng đã nghiên cứu được về kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,3% vào năm 2023.

nen-kinh-te-viet-nam-nam-2023

2. Khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam hiện đang phải đối mặt

Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải gây trở ngại rất nhiều cho các doanh nghiệp khi triển khai đầu tư, kinh doanh.

2.1 Thị trường xuất khẩu giảm nhiệt tác động lớn đến các nhà sản xuất

Theo báo cáo liên quan đến chỉ số Nhà quản trị Mua hàng Sản xuất™ (PMI®) của S&P Global cho thấy: Triển vọng kinh tế đã giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng liên tiếp, tính tới tháng 11/2023. Dù đến tận tháng 12/2023, niềm tin vào triển vọng sản xuất của các doanh nghiệp trong năm 2023 vẫn ở mức thấp, chưa có tín hiệu rõ ràng.

Ky-vong-kinh-doanh-Vietnam-thang-12-nam-2022

2.2 Niềm tin kinh doanh giảm mạnh

Theo báo cáo của CEO Pulse trong số ra tháng 10/2022: Chỉ tính đến tháng 12 năm 2023, dự đoán sẽ có tới 56% CEO đưa ra quan điểm về các điều kiện kinh doanh sẽ dần trở nên khó khăn hơn rất nhiều trong năm năm tới.

Niem-tin-kinh-doanh-thang-12-nam-2023

2.3 Rào cản kinh tế làm ảnh hưởng đến niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp

Một số cản lực kinh tế làm giảm niềm tin kinh doanh được ghi nhận như sau: 1) giá tiêu dùng trong nước tăng, 2) tăng trưởng thấp hơn ở các thị trường xuất khẩu chính ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và 3) khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và tài chính liên quan.

Rui-ro-nam-2023

3. Dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% vào năm 2023

FHM Việt Nam đã dự báo: Suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ trầm trọng hơn vào quý 4 năm 2022 và vẫn sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2023. Nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu cũng giảm hơn so với dự kiến. Điều này sẽ làm tác động tiêu cực đến tăng trưởng của nền công nghiệp tại Việt Nam.

Thế nhưng, sản lượng nông nghiệp Việt Nam trong năm nay lại được dự kiến là ​​sẽ tăng 3,2% khi nhu cầu tiêu dùng trong nước phục hồi và mở cửa trở lại. Chỉ tính tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam đã triển khai đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang nước này, chiếm 45% tổng thị phần trong cả nước.

Hơn nữa, sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc từ ngày 15 tháng 3 dự kiến ​​​​sẽ mang lại rất nhiều lợi ích về mặt giá trị cho ngành du lịch và cả các ngành dịch vụ khác của Việt Nam. Chúng tôi cũng dự kiến, ngành này ​​​​sẽ tăng trưởng 8,0% trong năm nay.

Theo đội nghiên cứu thị trường của FHM Việt Nam cho hay: Đầu tư công sẽ là động lực chính cho Việt Nam phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2023, thậm chí là năm 2024. Giúp hồi sinh ngành xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan khác nhanh chóng.

Cùng với việc chuyển hướng sang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ trong tháng 3 của nhà nước, chi tiêu đầu tư công hiện được kỳ vọng là sẽ tạo ra các tác động đa hướng và tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại, đã bộc lộ những vấn đề về cơ cấu và gây áp lực lên thị trường vốn trong nước. Các chuyên gia của FHM Việt Nam cho rằng, về lâu dài Việt Nam cần cải thiện lại nền kinh tế của mình. Trong đó, phải giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn ngân hàng và nâng cao tính minh bạch của thị trường vốn.

Ngoài ra, FHM Việt Nam cũng khuyến nghị nhà nước phải tiếp tục ưu tiên ổn định giá cả mặc dù đã chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng. Bởi trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang ngày càng leo thang và việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công sẽ có thể khiến cho lạm phát tăng trở lại vào năm 2023.

Cuối cùng theo FHM Việt Nam, việc đẩy nhanh giải ngân 30 tỷ USD đầu tư công trong năm trước là rất quan trọng. Hơn nữa, việc tiếp tục kế hoạch phục hồi kinh tế đã được phê duyệt vào tháng 1 năm 2022 chắc chắn sẽ mang lại các tác động đa chiều. Chưa kể, điều này còn có thể tạo ra một cú hích mạnh mẽ cho toàn bộ nền kinh tế.

4. Giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp

Chính phủ Việt Nam Hiện Nay đã quyết tâm thực hiện 100% các mục tiêu đề ra, bất chấp việc phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng. Các chuyên gia của chúng tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế vẫn có thể đạt 6,3% trong năm 2023 nếu nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp hơn.

TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã nói rằng: “Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và giữ lạm phát ở mức khoảng 5% buộc chính phủ, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội, đồng thời loại bỏ những trở ngại về cơ chế, giá cả càng sớm càng tốt. Việc làm này sẽ giúp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hoàn thành kế hoạch cho cả một năm lên đến 95% tổng vốn 711,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 30 tỷ USD).

Trong năm 2023, Nhà nước sẽ công bố các hướng dẫn hỗ trợ mới như giảm thuế, miễn phí, gia hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập, tiền thuê đất). Mặt bằng về lãi suất cho vay cũng được giảm đi đáng kể. Điều này sẽ kích thích quá trình tăng trưởng, hỗ trợ các hoạt động về sản xuất và kinh doanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã giao rất nhiều nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt, NHNN vẫn tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng cắt giảm lãi suất phù hợp để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ lãi suất đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa hợp lý, đúng mục tiêu. Kho bạc Nhà nước cũng tăng cường kiểm soát thu chi ngân sách, tiết kiệm chi tối đa và báo cáo cho các cấp có thẩm quyền về vấn đề thuế tối thiểu trên toàn cầu.

Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước cùng nhau phối hợp triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 33 của Chính phủ về bộ giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát. Nhằm giúp cho ngành này luôn được phát triển an toàn, lành mạnh và thật bền vững. Thủ tướng cũng yêu cầu chính quyền các địa phương thành lập các tổ công tác để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở từng dự án, chăm lo cho người dân, hỗ trợ kịp thời khi vấn đề xảy ra.

Trước tình hình dòng vốn đầu tư toàn xã hội và vốn đầu tư nước ngoài ngày càng sụt giảm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tiếp tục điều tra, nghiên cứu, tham mưu các cơ chế và chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, kiến ​​tạo đổi mới sáng tạo và xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Để tạo ra được các động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tự chủ trì các quyết định và chương trình sản xuất chip điện tử. Bộ Công Thương chủ trì các quyết định và xây dựng chương trình chuyển đổi sang năng lượng xanh. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng các quyết định và chương trình thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Thủ tướng cho biết mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và mục tiêu kiểm soát lạm phát sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, từng bộ, ngành vẫn phải quyết tâm, nỗ lực hơn nữa. Đảm bảo theo dõi sát thực tế, nắm chắc tình hình, có kịch bản và giải pháp để ứng phó phù hợp, kịp thời giúp Nhà nước vượt qua khó khăn là được.

5. Tổng kết

Trên đây là những báo cáo và dự đoán mới nhất về mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam mà FHM Việt Nam muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những nội dung này sẽ giúp bạn có cài nhìn toàn cảnh hơn về sự thay đổi và định hướng phát triển nền kinh tế trong nước. Để từ đó đưa ra được các giải pháp kinh doanh, hoạch định phù hợp nhất dành cho thương hiệu của mình.

-------------------------------------

FHM Việt Nam

Affordable Digital Solution

Hotline: 0977 914 444 - 0327 900 540

Website: fhmvietnam.com

Trụ sở: Số 212, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh: Phòng L17-11, Tầng 17, Vincom Center, 45A Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Benefit

Nguyễn Xuân Tú

Tôi là Xuân Tú, hiện đang là CEO của Công ty TNHH dịch vụ truyền thông FHM Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm thực chiến về những dự án liên quan đến Digital Marketing, tôi mong rằng sẽ được đồng hành cùng mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong việc tạo dựng thương hiệu mạnh hay tăng doanh thu bán hàng trên mọi nền tảng."

planet
planet
planet

Bạn vẫn chưa lựa chọn được đối tác phù hợp?

Đừng lo lắng! Hãy để FHM Agency giúp bạn nâng tầm thương hiệu.

bg