Quay lại

Giải mã chiến lược giá hớt váng trong ngành F&B

Thanh Kudo dots

Dec 18, 2023 (7 tháng)

Chiến lược giá hớt váng là một trong số ít các chiến lược định giá rất dễ hiểu và dễ sử dụng. Nhưng chúng cũng rất dễ mắc lỗi gây gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy thế nào là chiến lược giá hớt váng (Price Skimming)? Và làm thế nào để áp dụng được chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B để có thể đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng FHM Việt Nam tìm hiểu chi tiết và đi giải đáp từng câu hỏi qua bài viết dưới đây nhé.

chien-luoc-gia-hot-vang-trong-kinh-doanh-F&B-2

Giải pháp áp dụng chiến lược giá hớt váng hiệu quả trong kinh doanh F&B

1. Chiến lược định giá hớt váng trong kinh doanh F&B là gì?

Nói theo nghĩa bóng, chiến lược giá hớt váng chính là việc bạn sẽ nhận về một phần tốt nhất được tách ra từ việc nấu ăn. Nói đơn giản, chiến lược định giá hớt váng là một giải pháp định giá kinh tế. Nó giúp các nhà kinh doanh dễ dàng nắm bắt được phần “béo bở” nhất của thị trường trong giai đoạn đầu triển khai.

Chiến lược định giá hớt váng trong kinh doanh F&B là giải pháp xác định phần thị trường sẽ sinh lời cao nhất. Hiểu đơn giản chính là doanh nghiệp bạn sẽ đưa ra bảng giá đồ ăn - đồ uống tương đối cao để phục vụ tối đa nhu cầu của nhóm khách hàng “chịu chi”. Sau khi thu được một khoản lợi nhuận nhất định nhờ bù đắp lại các chi phí marketing thì sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Lúc này, các thương hiệu F&B sẽ mạnh tay hạ giá sản phẩm xuống nhằm “cuỗm” thị phần thấp nhất từ ​​tay đối thủ.

Định giá hớt váng được coi là một chiến lược đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với các chiến dịch marketing đơn giản, nhằm tạo ra sự khan hiếm. Ngày nay, giá cả của thực phẩm và dịch vụ càng cao, sẽ càng đánh thức sâu hơn vào trong tâm trí những khách hàng cao cấp. Thôi thúc họ mong muốn trở thành người đầu tiên biết về các món ăn mới và tạo ra xu hướng.

chien-luoc-gia-hot-vang-trong-kinh-doanh-F&B-3

Chiến lược giá hớt váng là gì?

2. Doanh nghiệp F&B nào đang sử dụng chiến lược giá hớt váng?

Không phải tất cả doanh nghiệp F&B đều có thể thực hiện chiến lược định giá hớt váng. Sẽ cần phải có một số điều kiện tiên quyết để đảm bảo rằng doanh nghiệp F&B có thể thực hiện được chiến lược này đó là:

  • Các doanh nghiệp F&B cần phải có thương hiệu nổi tiếng, có thị phần, độ phủ và ảnh hưởng lớn với thị trường.
  • Các doanh nghiệp F&B có dịch vụ - sản phẩm đồ ăn của riêng mình và không có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
  • Các doanh nghiệp F&B đã có sẵn cho mình những tệp khách hàng mục tiêu với sức mua đáng kể và sẵn sàng chi trả.

Vì vậy, chiến lược định giá hớt váng sẽ chỉ phù hợp nhất với những doanh nghiệp F&B thuộc mức tầm trung trở lên.

3. Ưu và nhược điểm của chiến lược định giá hớt váng trong kinh doanh F&B

Giống như bất kỳ chiến lược giao dịch nào, chiến lược giá hớt váng cũng sẽ có điểm mạnh và điểm yếu riêng mà các nhà kinh doanh cần phải nắm rõ.

3.1 Ưu điểm

Dù chỉ phù hợp với những doanh nghiệp F&B tầm trung trở lên, nhưng chiến lược giá hớt váng vẫn sẽ sở hữu các ưu điểm nổi bật:

  • Do giá sản phẩm ban đầu cao, lợi nhuận lớn có thể được thu về nhanh chóng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Định vị những doanh nghiệp kinh doanh F&B như một thương hiệu cao cấp.
  • Truyền bá hình ảnh thương hiệu của bạn một cách nhanh chóng. Thiết lập phễu phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp bằng cách nhắm mục tiêu vào các tệp khách hàng khác nhau với các mức giá khác nhau. Điều này giúp tách biệt rõ ràng các phân khúc khách hàng và hỗ trợ cụ thể cho các nỗ lực tiếp thị trong tương lai.
  • Hỗ trợ hiệu quả cho quá trình R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới). Dựa trên phản hồi từ những vị khách lần đầu thử món ăn mới, nhà hàng có thể dễ dàng tinh chỉnh chúng cho lần bán tiếp theo.

3.2 Hạn chế

Bên cạnh các ưu điểm thì cũng sẽ xuất hiện những nhược điểm vẫn chưa có giải pháp khắc phục như:

  • Chiến lược rất “kén chọn” doanh nghiệp có thể thực hiện: Nó sẽ chỉ phù hợp với những quán ăn tầm trung và cao cấp.
  • Không phải là một chiến lược dài hạn: Chiến lược định giá hớt váng chỉ nên được sử dụng “trong nháy mắt”. Tức là trong khoảng thời gian ngắn ngay sau khi một sản phẩm mới được tung ra thị trường. Nếu doanh nghiệp vẫn cố tình dùng lâu sẽ có tác dụng ngược.
  • Rất dễ để mất khách hàng tiềm năng cho đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không điều chỉnh giá ngay khi đối thủ cạnh tranh xuất hiện, thì có thể dễ dàng mất khách hàng.
  • Mức độ cạnh tranh trên thị trường đang gia tăng nhanh chóng khi có nhiều đối thủ cùng ngành xuất hiện.

chien-luoc-gia-hot-vang-trong-kinh-doanh-F&B-1

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược giá hớt váng

4. Ứng dụng nổi bật của chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những ứng dụng thực tế của chiến lược giá hớt váng nhiều nhất là trong ngành công nghệ và thời trang. Các case study nổi bật mà mọi người dùng đều biết tới có thể kể đến như Iphone của Apple, Galaxy Z Flip của Samsung. Hay ứng dụng trong các bộ sưu tập mới của những hãng lớn như Chanel, Louis Vuitton, Gucci,… Tất cả những thương hiệu này đều có điểm chung duy nhất đó là giá sản phẩm “cao ngất” ngay khi vừa ra mắt và sau đó mức giá này sẽ “hạ nhiệt” dần chỉ trong thời gian ngắn.

Trong ngành F&B, chiến lược giá hớt váng cũng được nhiều “ông lớn” ứng dụng triệt để có thể kể đến như Starbucks, Highlands Coffee, McDonald's, Domino's Pizza,… Tại Việt Nam, cũng có một số thương hiệu lớn triển khai thành công chiến lược định giá này cho sản phẩm của mình như: Trung Nguyên Legend, Phúc Long, Phê La,…

Có thể lôi Starbucks ra làm ví dụ điển hình về ứng dụng chiến lược giá hớt váng cho những sản phẩm ly cốc của mình. Thương hiệu lớn này không lựa chọn áp dụng trực tiếp chiến lược giá hớt váng cho những sản phẩm đồ uống hay đồ ăn kèm được bán đại trà trong hệ thống cửa hàng. Mà họ khéo léo triển khai chiến lược cho các dòng sản phẩm ly, cốc và bình giữ nhiệt.

Mỗi dịp lễ đặc biệt như halloween, giáng sinh, năm mới, chào hè,… Starbucks lại tung ra các bộ sưu tập ly cốc mới nhưng đều bị giới hạn số lượng. Giá mỗi sản phẩm phiên bản đặc biệt có thể tăng lên 1,6 triệu đồng sau khi ra mắt. Thương hiệu này cũng đã khéo léo đưa chúng vào các chiến dịch marketing để tăng độ hiếm của sản phẩm, cho nên dù giá cao nhưng hàng vẫn cháy hàng. Không còn nghi ngờ gì nữa, bộ sưu tập cốc phiên bản giới hạn này đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng doanh thu của Starbucks.

chien-luoc-gia-hot-vang-trong-kinh-doanh-F&B

Những ví dụ nổi bật về chiến lược giá hớt váng có trên thị trường

5. Tổng kết

Qua nội dung bài viết trên, hy vọng rằng những kiến ​​thức mà FHM Việt Nam chia sẻ sẽ giúp độc giả nắm vững khái niệm về chiến lược định giá hớt váng. Để từ đó dễ dàng áp dụng chiến lược vượt trội này vào hoạt động kinh doanh F&B của riêng mình. Nếu cần nhiều thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh hay marketing, đừng quên theo dõi thêm thật nhiều bài viết của chúng tôi ngay tại website này nhé!

-------------------------------------

FHM Việt Nam

Affordable Digital Solution

Hotline: 0977 914 444 - 0327 900 540

Website: fhmvietnam.com

Trụ sở: Số 212, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh: Phòng L17-11, Tầng 17, Vincom Center, 45A Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Benefit

Nguyễn Xuân Tú

Tôi là Xuân Tú, hiện đang là CEO của Công ty TNHH dịch vụ truyền thông FHM Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm thực chiến về những dự án liên quan đến Digital Marketing, tôi mong rằng sẽ được đồng hành cùng mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong việc tạo dựng thương hiệu mạnh hay tăng doanh thu bán hàng trên mọi nền tảng."

planet
planet
planet

Bạn vẫn chưa lựa chọn được đối tác phù hợp?

Đừng lo lắng! Hãy để FHM Agency giúp bạn nâng tầm thương hiệu.

bg