Kinh tế Việt Nam và sự gia tăng của các tầng lớp giàu có
Dec 18, 2023 (11 tháng)
Với sự phục hồi và phát triển sau khi đẩy lùi được đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam được các bạn bè quốc tế đánh giá là khá tiềm năng. Mang tới nhiều cơ hội phát triển và tạo ra diện mạo mới khởi sắc hơn hẳn. Qua nhiều thống kê, có thể thấy rõ được tỷ lệ người giàu được tăng lên nhanh chóng, giúp cho Việt Nam được thị trường quốc tế đón nhận nhiệt tình hơn hẳn. Cùng FHM Việt Nam đánh giá những triển vọng về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 ngay sau đây.
1. Phân tích tầng lớp kinh tế Việt Nam trong năm 2023
Nhìn chung cơ cấu tầng lớp kinh tế Việt Nam hiện nay có sự thay đổi mạnh mẽ so với các năm trước. Có thể thấy rõ được tầng lớp trung lưu đang ngày càng phát triển, với sự di dời dân số vào các khu đô thị. Hơn nữa, tỷ lệ sinh trong những năm trở lại đây cũng thấp hơn rất nhiều. Điều này khiến cho các gia đình bị giới hạn lại quy mô và trở nên giàu có hơn hẳn.
Chỉ tính trong năm 2022, đã có tới 15,386,852 hộ gia đình đạt mức thu nhập trên 15,000,000 đồng mỗi tháng. Chiếm đến 56% tổng số hộ gia đình trên cả nước. Con số này cũng tương đương với 54,749,213 người tiêu dùng Việt.
2. Sự phân bố hộ gia đình Việt Nam trong năm 2022
Bảng phân bổ thành phần kinh tế tại Việt Nam
Ghi chú: Trong năm 2022, 1 USD = 23,300 đồng.
Các hộ gia đình có mức thu nhập trên 15 triệu đồng sẽ được phân vào nhóm tầng lớp kinh tế ABCD. Tuy nhiên, trên cả Việt Nam tầng lớp kinh tế sẽ được chia theo các hạng là ABCDEF. Trong bảng số liệu trên, các mức đánh giá đều dựa vào câu trả lời về mức thu nhập hàng tháng mà mỗi hộ tạo ra được. Lưu ý, các dữ liệu này chỉ được khảo sát từ 145,000 hộ gia đình, do FHM Việt Nam thực hiện.
3. Đánh giá quá trình phân bổ hộ gia đình theo tầng lớp kinh tế
Bảng bình quân thu nhập trong năm 2022
Ghi chú: Trong năm 2022, 1 USD = 23,300 đồng.
Các con số thu thập được cũng dựa trên hoạt động nghiên cứu khảo sát từ 145,000 hộ gia đình do fhmvietnam.com thực hiện.
4. Tầng lớp giàu có đang gia tăng
Chỉ tính từ năm 2017 cho tới năm 2022, đã có thể nhận thấy rõ được sự sung túc đang ngày càng gia tăng. Cụ thể như:
- Có 7 tỷ phú được công bố, tăng 250% trong vòng 5 năm.
- 1,416 người dân sở hữu giá trị tài sản ròng cực cao, ước tính khoảng >30 triệu USD. Con số này, tăng 424% trong vòng 5 năm.
- Có 79,672 triệu phú được công bố, tăng 262% trong vòng 5 năm.
- 5,914,003 hộ gia đình đạt mức thu nhập hàng tháng từ 1,000 USD trở lên, tăng 378% trong vòng 5 năm.
- 13,261,027 hộ gia đình sở hữu mức thu nhập hàng tháng từ 500 USD đến 999 USD, tăng 67% trong vòng 5 năm.
5. Tại sao doanh nghiệp cần xác định và phân loại rõ tầng lớp kinh tế tại Việt Nam
Thực chất, hộ gia đình chính là một đơn vị kinh tế. Trong đó, sẽ bao gồm tất cả những người tạo ra thu nhập và những người phụ thuộc vào người khác. Thông thường, sẽ có 1 người quan lý nhất định trong hộ gia đình để giải quyết các vấn đề tiền nong khi đi chợ, mua nhu yếu phẩm hay thanh toán hóa đơn hàng tháng. Do đó, các đơn vị cần phải hiểu rõ sự phân bổ thu nhập này để có thể giải quyết được mọi nhu cầu thiết yếu. Như nhà ở, sức khỏe, lương thực, giáo dục,... Ngoài ra cũng cần phải có các khoản chi tiêu rõ ràng cho những nhu cầu không thiết yếu như học thêm, nghỉ lễ, giải trí, thời trang, làm đẹp,...
Việc phân loại rõ các tầng lớp kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về mục đích sử dụng sản phẩm - dịch vụ của các hộ gia đình. Hơn nữa, còn biết rõ được mức độ giàu có để đánh giá khả năng chi trả của họ về mặt hàng. Vì lý do này mà các nhóm nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp sẽ phải nêu rõ thông tin về nhu cầu, sở thích của khách hàng,
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, nguồn thông tin thứ cấp đáng để doanh nghiệp tin cậy chính là tình trạng kinh tế mà các hộ gia đình đang thiếu. Mặc dù Tổng cục thống kê Việt Nam đã cung cấp các dữ liệu thu thập khách quan về mức sống của từng hộ gia đình. Thế nhưng, hầu hết các dữ liệu vẫn còn rất hạn chế và không đúng tại một số hộ gia đình.
Cho nên, doanh nghiệp cần phải phân loại theo tầng lớp kinh tế như vậy mới có thể mô tả chi tiết về đối tượng và nhắm mục tiêu chuẩn xác nhất. Chưa kể, tầng lớp kinh tế chính là đại diện cho lối sống, sở thích sử dụng, mức độ chi tiêu, hành vi yêu thích trên các kênh mua sắm mà người dùng đang thực hiện.
6. Phương pháp đo lường tầng lớp kinh tế phù hợp tại Việt Nam
Với phương pháp này FHM Việt Nam đã tiến hành chọn mẫu theo xác suất tự nhiên để mang về kết quả khách quan nhất.
6.1 Đo lường tầng lớp kinh tế theo sự thay đổi của thời gian
Từ năm 2014, việc đo lường về tầng lớp kinh tế Việt Nam đã được thay đổi và đơn giản hóa đi rất nhiều. Nếu xét về giai đoạn trước từ 1997 đến 2014, tầng lớp kinh tế đã được các nhà nghiên cứu tính toán dựa vào số điểm được phân bổ cho từng hộ gia đình, loại nhà ở họ đang sinh sống và số người hiện có trong mỗi gia đình. Thế nhưng, để làm được bảng này người khảo sát phải làm nhiều bước cực kỳ phức tạp. Hơn nữa, cũng cần phải yêu cầu chính những người được làm phỏng vấn tự tính toán thủ công. Bắt buộc họ phải tự quan sát tại nhà để đưa ra các đánh giá công bằng về loại hình nhà ở đang sử dụng.
Cho tới năm 2015, các vấn đề khó khăn này đã được điều chỉnh lại toàn bộ. Bằng cách đo lường thu nhập hàng tháng trong từng hộ gia đình. Lý do của sự thay đổi này chính là để đơn giản hóa lại quy trình đo lường. Chưa kể, điều này cũng khiến cho quy trình được diễn ra nhanh chóng, mang tới kết quả chính xác hơn. Giúp người dân được khảo sát dễ dàng thích ứng với quá trình làm việc thông qua rất nhiều các phương pháp phỏng vấn khác nhau. Trong đó, sẽ bao gồm cả phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn ngoại tuyến.
Qua số liệu thống kê, trong khoảng thời gian từ 3 - 5 năm trở lại đây các khoản thu nhập của mỗi hộ gia đình hàng tháng được tăng lên đáng kể. Điều này đã phản ánh rõ được sự giàu có đang ngày càng tăng của tầng lớp kinh tế.
6.2 Tầng lớp kinh tế tại Việt Nam luôn khác biệt so với các nước khác
Hầu hết, mọi quốc gia đều triển khai phân loại các tầng lớp kinh tế để đánh giá năng lực tài chính của mình. Hơn nữa, tại nền kinh tế nước ngoài những yếu tố xã hội sẽ luôn được lôi ra để xem xét.
Thông thường các quốc gia này sẽ dùng địa vị xã hội để làm cơ sở phân loại. Bằng cách khảo sát về trình độ học vấn, thâm niên nghề nghiệp đã đạt được của các chủ hộ. Công việc này sẽ chủ được được hiện đối với các bậc cha mẹ. Sau khi có kết quả người nghiên cứu sẽ tiến hành tham chiếu chéo với thu nhập của cả hộ gia đình trong hàng tháng để có thể phân loại được tầng lớp kinh tế xã hội của mỗi hộ gia đình.
Thế nhưng, hệ thống này lại không mang tới thành công ở Việt Nam. Nguyên nhân là do sự phát triển kinh tế vượt bậc mà Việt Nam đang đạt được bắt đầu từ năm 1980. Trong hơn 40 năm qua, xu hướng giới trẻ kiếm được nhiều tiền hơn chủ hộ đã không còn xa lạ. Bởi họ thường được giáo dục tốt hơn, nhận thức về thế giới nhiều hơn, có nhiều cơ hội làm việc hơn cha mẹ.
Do đó, tại thị trường Việt Nam việc đo lường sẽ chỉ dựa trên tình hình kinh tế trong thời điểm hiện tại, chứ không xét theo địa vị xã hội.
7. Tổng kết
Qua bài thống kê trên có thể thấy rõ được các tiềm năng phát triển về nền kinh tế mà Việt Nam đang sở hữu. Hứa hẹn sẽ mang tới thật nhiều lợi ích và giá trị kinh doanh khi các đơn vị lựa chọn đầu tư vào. Đặc biệt, FHM Việt Nam cũng phân tích rõ cho bạn được các phương pháp đo lường tầng lớp kinh tế tại Việt Nam hiệu quả. Từ đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp có các hướng kinh doanh đúng đắn hơn và tạo cơ hội để tỷ lệ người giàu được tăng cao.
-------------------------------------
FHM Việt Nam
Affordable Digital Solution
Hotline: 0977 914 444 - 0327 900 540
Website: fhmvietnam.com
Trụ sở: Số 212, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Chi nhánh: Phòng L17-11, Tầng 17, Vincom Center, 45A Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM